THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP- ĐIỆN MẶT TRỜI

Công Ty TNHH THÀNH PHÁT ATP, chuyên cung cấp các dịch vụ:

  • Thi công hệ thống điện công nghiệp, điện dân dụng
  • Thi công hệ thống điện động lực, chiếu sáng
  • Thi công hệ thống điện nặng, điện nhẹ cho nhà xưởng, căn hộ, nhà hàng, quán cafe
  • Thi công đấu tủ điện 
  • Tư vấn-thiết kế-thi công hệ thống tích hợp tự động hóa máy móc công nghiệp
  • Thi Công hệ thống chống sét, PCCC
  • Lắp đặt hệ thống Camera quan sát, tổng đài điện thoại, hệ thống báo cháy, báo trộm
  • Dịch vụ sửa chữa-bảo trì-bảo dưỡng toàn bộ hệ thống điện, máy móc thiết bị tự động hóa, hệ thống camera quan sát tổng đài điện thoại, hệ thống báo cháy, báo trộm, hệ thống chống sét, PCCC….
[LOGO ATP]

Như các bạn đã biết, thiết kế hệ thống cơ điện cho công trình dân dụng và công nghiệp là thiết kế các hạng mục như sau:

  • Thiết kế hệ thống điện và điện nhẹ
  • Thiết kế hệ thống điều hòa không khí
  • Thiết kế hệ thống cơ

Trong mỗi hạng mục còn chia nhỏ thành hạng mục con là:

  • Phần bên trong
  • Phần bên ngoài

Và trong mỗi hạng mục, cũng như hạng mục con chứa đựng trong nó nhiều hệ thống, cụ thể là trong hệ thống điện nặng và điện nhẹ gồm có:

  1. Hệ thống điện động lực
  2. Hệ thống trunking
  3. Hệ thống máy phát.
  4. Hệ thống chiếu sáng
  5. Hệ thống chống sét và nối đất
  6. Hệ thống mạng và điện thoại
  7. Hệ thống camera an ninh
  8. Hệ thống audio phone, video phone
  9. Hệ thống PA
  10. Hệ thống BMS
  11. Hệ thống báo cháy
  12. Hệ thống điều hòa không khí bao gồm: hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thông gió.
  13. Cuối cùng là hệ thống cơ gồm: hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống chữa cháy, hệ thống thang máy.
[HÌNH ẢNH NHƯ TRANG 7 HSNL]

Tuy nhiên, chỉ cần nêu 1 hệ thống thôi thì chúng ta đã phải thực hiện rất nhiều công việc. Chỉ một khu phức hợp chúng tôi phải thực hiện trên 100 bản vẽ, nói thì ngắn vậy nhưng thực hiện thì rất dài, khối lượng rất lớn cần một nhóm các kỹ sư làm việc cật lực trong một thời gian rất dài phải tính bằng tháng, bằng năm.

Với bài viết này, các bạn có thể khái quát được công việc của việc thiết kế hệ thống cơ điện cho công trình dân dụng và công nghiệp và khối lượng phải thực hiện khi thiết kế hoàn thiện cho một công trình, hi vọng nó sẽ giúp ích một phần nhỏ cho các bạn. Trong các bài tiếp theo chúng tôi sẽ lần lượt hướng dẫn các bạn thiết kế từng hệ thống cụ thể.

THI CÔNG ĐIỆN NHÀ XƯỞNG

Thi công điện nhà xưởng là công tác thiết kế, ra bản vẽ và thi công lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng sao cho phù hợp với những đặc trưng sản xuất cũng như quy mô hoạt động của một doanh nghiệp

Hệ thống điện trong nhà xưởng là một mảng thi công đặc biệt quan trọng do có ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, nhu cầu về điện cho các khu công nghiệp, nhà xưởng và các nhà máy là khá lớn. Nếu là một doanh nghiệp, có thể bạn sẽ cần được tư vấn và đưa ra các giải pháp tối ưu về điện cho nhà xưởng của mình bởi một đội ngũ kỹ sư chất lượng có uy tín.

Thông thường quy trình thi công điện nhà xưởng và các công trình sản xuất có chung một số hạng mục nhất định, và các hạng mục phát sinh. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những hạng mục chính trong thi công điện nhà xưởng và những lưu ý cần thiết để bạn có thêm kiến thức và có khả năng giám sát một số các công đoạn chính được thực hiện bởi nhà thầu.

Ngành Điện Công Nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Các công việc cơ bản trong thi công hệ thống điện là lắp đặt và đấu nối các hệ thống truyền dẫn tín hiệu công nghiệp, vận hành thiết bị lập trình LPC, vận hành thiết bị lập trình vi điều khiển, vận hành và bảo dưỡng thiết bị điện công nghiệp,…

[HÌNH ẢNH TRANG 36,37 HSNL]

Thiết Kế Hệ Thống Điện Nhà Xưởng

Quy trình thiết kế điện hợp quy chuẩn để cho ra một bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng đạt yêu cầu thường tuân theo các trình tự như sau:

  • Thiết kế -thi công hệ thống cáp động lực:Yêu cầu phải tính toán chính xác và hợp lý các hệ thống cáp động lực chính trong nhà xưởng. Bản thiết kế đòi hỏi đảm bảo tính kỹ thuật cho đường dây và đem lại hiệu quả hoạt động cao cho nhà xưởng.
  • Thiết kế -thi công hệ thống chiếu sáng:Hệ thống chiếu sáng cho nhà xưởng phải được thiết kế và tính toán phù hợp với từng khu vực: khu vực sản xuất, khu vực sinh hoạt,…nhằm đảm bảo cường độ ánh sáng đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
  • Dự phòng các biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống điệnPhát sinh công suất tiêu thụ trong quá trình hoạt động gây quá tải cho đường dây dẫn điện, xuống cấp thiết bị so với bản thiết kế ban đầu là lý do chúng ta phải dự phòng biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống điện thường xuyên.
  • Phương án bảo trì, sửa chữa hệ thống điệnHoạt động kiểm tra và bảo trì sẽ giúp tăng thời gian sử dụng thiết bị và giảm tối đa chi phí sửa chữa cho doanh nghiệp nếu có sự cố xảy ra. Chúng ta cần phải đề ra kế hoạch, phương án và các hạng mục cụ thể cho việc bảo trì.
  • Phương án nếu có di dời máy móc, hệ thống điệnDi chuyển hệ thống điện và máy móc có liên quan đến nơi sản xuất mới đòi hỏi chúng ta cần phải khảo sát kỹ lưỡng, lên kế hoạch chi tiết và đặt ra mốc thời gian hoàn thành cụ thể để đảm bảo doanh nghiệp có thể tái vận hành lại, giảm chi phí do khấu hao thời gian.
  • Phương án lắp đặt hệ thống tự động hóa:Đối với nhà máy được trang bị hệ thống máy móc thiết bị thông minh, cần đưa ra được giải pháp tích hợp tự động hóa: PLC, HMI, inverter, servo, temperature …Hệ thống HVAC, Kho lạnh công nghiệp và dân dụng, Dây chuyền sản xuất: Nhà máy dây và cáp điện, gỗ, dệt nhộm, thép, xi măng … Phương án bảo trì, sữa chữa các hệ thống máy, thiết bị dây chuyền sản xuất điện tự động: Nhà máy gỗ, dây cáp điện, xi măng, thép, nhựa, trộn bê tông, máy in …

Sau đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết kỹ thuật lắp đặt hệ thống điện tổng quát cho nhà xưởng nhé.

Lắp Đặt Hệ Thống Điện Nhà Xưởng

Quy trình thi công điện nhà xưởng bao gồm từng bước như sau:

  • Thi công hệ thống cáp cấp nguồn tổngTrục chính của hệ thống cáp điện động lực chính xuất phát phía sau trạm biến áp, đấu nối vào MCCB, sau đó đi vào tủ điện tổng phân phối chính (MSB), cấp nguồn điện cho toàn hệ thống. Hệ thống cáp này có thể đi ngầm dưới đất trong ống PVC, kim loại…hoặc đi nổi và được lắp trên trụ điện, giá đỡ.
  • Lắp tủ điện công nghiệpTủ điện tổng phân phối chính là nơi đấu nối các trục cáp chính của toàn bộ hệ thống điện thông qua các thiết bị đóng/cắt, bảo vệ được thiết kế ngay từ đầu. Tủ MBS này yêu cầu phải được thi công tủ điện chính xác, cẩn thận, vừa đảm bảo tính kỹ thuật vừa đáp ứng yếu tố thẩm mỹ.
  • Thi công hệ thống điện nhẹGồm các hạng mục như hệ thống chiếu sáng, hệ thống báo cháy nổ, hệ thống camera quan sát, hệ thống điện sinh hoạt.
  • Thi công hệ thống tự động hóa:  Tích hợp tự động hóa: PLC, HMI, inverter, servo, temperature …Hệ thống HVAC, Kho lạnh công nghiệp và dân dụng, Dây chuyền sản xuất: Nhà máy dây và cáp điện, gỗ, dệt nhộm, thép, xi măng

Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi vào chi tiết các hạng mục lắp đặt trên.

Thi Công Hệ Thống Cáp Cấp Nguồn Tổng:

  • Chọn dây dẫn phù hợp với công suất và công suất tổng:đảm bảo an toàn điện cho tất cả thiết bị sử dụng điện trong toàn phân xưởng.
  • Đánh dấu các dây pha cẩn thận:bằng băng keo nhiều màu, đánh dấu ký hiệu để tránh nhầm lẫn. Sắp xếp chúng theo thứ tự sao cho tránh bị chồng chéo gây nhầm lẫn khi đấu nối, bảo dưỡng, bảo trì.
  • Dùng dây rút cố định dây vào thang máng cáp:đảm bảo độ trơn nhẵn cho bề mặt tiếp xúc, bằng phẳng tránh khiến dây cáp bị trầy xước.
  • Chống thấm nước cho dây khi chôn dưới đất:đường dây đi ngầm nên được đặt trong ống PVC, mối đấu nối phải được dán keo cẩn thận.

Lắp Tủ Điện Công Nghiệp:

  • Từng khu vực sản xuất nên bố trí tủ điện phân phối nhánh riêng biệt:giúp dễ dàng thao tác, bật/ngắt điện khi xảy ra sự cố mà không làm ảnh hưởng đến các khu vực khác.
  • Dự phòng nguồn điện khi mất điện lưới:ta nên dự phòng thêm máy phát điện và lắp thêm tủ điện chuyển đổi nguồn (ATS) để đảm bảo nguồn điện liên tục cho những khu vực đặc thù không thể bị gián đoạn lâu.
  • Tủ điện điều khiển phải được thiết kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật:đặc trưng của nhà xưởng sản xuất là máy móc hoạt động liên tục với cường độ rất cao, do đó một tủ điện điều khiển đạt tiêu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp tránh gặp phải những sự cố lớn gây thiệt hại nghiêm trọng.

Thi Công Hệ Thống Điện Nhẹ:

  • Hệ thống chiếu sáng là hạng mục bắt buộc trong thi công điện nhà xưởng: ánh sáng giúp hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục. Tùy vào đặc điểm của loại hình nhà xưởng (xưởng may mặc, sản xuất đồ gỗ, sản xuất cơ khí, kho hàng…) mà mức độ và cường độ chiếu sáng sẽ khác nhau.
  • Yêu cầu lắp đặt:khi thiết kế hệ thống chiếu sáng, phải nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm, tính chất và nhu cầu sử dụng của từng khu vực trong nhà xưởng một cách kỹ càng để đưa ra các giải pháp phù hợp.
  • Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho nhà xưởng công nghiệp:cần lựa chọn cường độ chiếu sáng phù hợp với từng khu vực, nghiên cứu tính chất, đặc trưng của xưởng để chọn: nguồn phát sáng, màu và độ bền thiết bị cho phù hợp.
  • Yêu cầu cho thiết bị điện:có khả năng hạn chế chói lòa, cấp bảo vệ bụi, có khả năng chịu lực, nhiệt độ cao, độ rung và độ ồn tốt.

man looks out of corner. 3D image

Thi Công Hệ Thống Tự Động Hóa:

  • Phải nắm rõ cơ chế vận hành, kiểm tra kỹ nguồn điện sử dụng, khảo sát kỹ lưỡng, lên phương án lắp đặt phù hợp.
  • Chọn dây dẫn phù hợp để đảm bảo an toàn cho thiết bị
  • Lưu ý đối với máy sử dụng nguồn điện lớn phải lắp đặt hệ thống ổn áp đi kèm.

GIẢI PHÁP THI CÔNG ĐIỆN 

Hệ thống điện – phần điện thường chiếm 40-60% đôi khi còn chiếm 80% toàn bộ hệ thống cơ điện. Vì vậy việc thiết kế và thi công hệ thống điện luôn được chủ đầu tư cũng như nhà thầu đặc biệt quan tâm.

Mỗi hạng mục thi công điện trong công trình cần phải có một quy trình tuần tự cụ thể, tuỳ thuộc vào từng công trình, đặc thù của từng hạng mục mà các bước thực hiện cụ thể sẽ khác nhau. Tuy vậy, chúng đều có những điểm chung mà công ty chúng tôi đã tổng kết trong suốt quá trình thực hiện các dự án và chia sẻ cho bạn biện pháp thi công hệ thống điện như sau:

Lắp đặt ống điện âm tường

Xác định vị trí, chiều dài, cao, bề rộng đường cắt trên tường cần thi công. Tiếp đó sử dụng máy cắt cầm tay để cắt tường theo vị trí đã định trước đó.

Lắp ống điện và đóng lưới tường tại những đường đã cắt nhằm đề phòng trường hợp bị nứt tường về sau theo đường ống điện lắp bên trong tường.

Nghiệm thu kết quả, sau đó xây dựng tiến hành tô tường.

Đi ống điện âm sàn bê tông

Sử dụng nước sơn để làm dấu các vị trí hộp box trung gian trên sàn cốt pha khi đơn vị xây dựng thi công xong phần cốt pha sàn.

Đặt các hộp box này theo vị trí đã định trước trong bản thiết kế, ta nên sử dụng ống điện kết nối các hộp box lại để tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho các thiết bị. Công việc này nên được thực hiện khi sàn đã lắp được 1 lớp thép.

Nghiệm thu đường ống, box, khi đã đạt yêu cầu thì tiến hành đổ bê tông phần sàn.

Trong quá trình đổ bê tông sàn phải có người theo dõi trực tiếp để xử lý khi có sự cố như: dẹp ống, bể ống, mất liên kết,…

Lắp đặt hệ thống máng cáp điện

Định vị cao độ và vị trí lắp các giá đỡ máng cáp theo bản thiết kế hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp.

Gia công phần giá đỡ và lắp vào các vị trí đã định vị trước đó, thông thường, khoảng cách các giá đỡ máng từ 1,3-1,5m.

Tại những vị trí máng cáp xuống tủ thì nên dùng co xuống và co lên, không nên cắt máng bằng phương pháp thủ công để ghép tại những vị trí rẽ ngã 3 ngã 4 của hệ thống máng-cáp, mà nên sử dụng phụ kiện (tê, co, chữ thập,…) được chế tạo riêng nhằm hạn chế thấp nhất khả năng trầy xướt cáp điện trong máng cáp.

Các máng cáp nên được kết nối đất (bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng) để tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho toàn bộ tuyến cáp.

Lắp máng và chỉnh sửa sao cho phù hợp với bản vẽ thiết kế và mỹ quan.

Thông ống điện và kéo dây

Sau khi bộ phận xây dựng tháo cốt pha sàn, dùng dây nilông luồn vào ống điện đã đánh dấu và định vị trước đó.

Sau khi trần được tô thì chúng ta tiến hành kéo dây nguồn và điều khiển.

Dây kéo nên được làm dấu từng tuyến, theo màu và pha để dễ phân biệt trong quá trình thi công và bảo trì sau này.

Kiểm tra dây và lắp đặt thiết bị

Kiểm tra dây xem có thông mạch, hay có bị chạm chập trong quá trình kéo dây hay không, kiểm tra tiếp độ cách điện giữa các dây dẫn và độ rò rỉ dòng điện.

Sau khi dây được kiểm tra an toàn thì tiến hành bước lắp đặt thiết bị.

Sau quá trình lắp đặt thiết bị điện hoàn tất thì nên kiểm tra vận hành thử, có thể dùng amper kẹp để xác định dòng của từng pha sau đó chúng ta cân chỉnh dòng pha để đảm bảo được sự cân bằng pha bên trong hệ thống.

Tủ điện cần được gắn nhãn và thuyết minh sơ đồ chức năng từng thiết bị bên trong tủ.

Tủ điện

Cần thiết kế sơ đồ và vị trí lắp đặt của các MCB bên trong tủ và kích thước tủ điện phù hợp.

Gia công phần vỏ tủ điện theo bảng thiết kế đã duyệt của chủ đầu tư.

Tiến hành lắp các thiết bị vào tủ hoàn chỉnh.

Kiểm tra lại độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ, phải đảm bảo an toàn điện và các thiết bị đóng cắt.

Lắp đặt tủ vào vị trí của công trình đã định sẵn trong bảng thiết kế và kết nối các đầu cáp vào – ra tủ.

Kiểm tra lại thứ tự pha và độ an toàn điện của tủ trước khi kiểm thử.

Lắp đặt Máy biến áp/Máy phát điện

* Chuẩn bị

Đầu tiên cần đệ trình bản thiết kế lắp đặt cho chủ đầu tư, thống nhất quá trình vận chuyển và lắp đặt.

Tiếp đó, đệ trình catalogue của máy biến áp/máy phát và các vật tư liên quan có trong bản thiết kế.

Sau đó, đệ trình phương án vận chuyển máy biến áp/ máy phát vào vị trí lắp đặt đã thống nhất trước đó.

Đơn vị thi công cần dự trù thời gian, nhân công, vật tư và những dụng cụ cần thiết cho việc lắp đặt thiết bị.

Nghiệm thu đầu vào các thiết bị và vật tư sau khi thi công hoàn tất

Vệ sinh toàn bộ khu vực và lắp đặt rào chắn, biển báo nguy hiểm xung quanh khu vực trước khi lắp máy phát điện/máy biến áp.

* Lắp đặt

Kiểm tra, dọn dẹp, và giải phóng mặt bằng rồi làm vệ sinh sơ bộ ở khu vực chuẩn bị thi công.

Định vị và đánh dấu các vị trí trên mặt bằng.

Kiểm tra lại mương dẫn và bệ móng lắp máy biến áp/máy phát

Vận chuyển máy biến áp/máy phát lên phía trên bệ móng (có thể vận chuyển bằng một hay nhiều phương pháp kết hợp như con lăn, tời kéo, xe cẩu, xe nâng…có thể tham khảo cách vận chuyển Chiller).

Lắp đặt các thiết bị theo trong bảng thiết kế và chỉ dẫn từ nhà sản xuất.

* Kiểm tra sau lắp đặt

Kiểm tra lại các vị trí máy biến áp/máy phát và cố định hoàn toàn vào bệ móng.

Làm sạch và đậy kín mương cáp.

Sau đó tiến hành kiểm tra và đo đạc các thông số môi trường như: thông gió, chiếu sáng…

Che chắn, bảo vệ thiết bị sau khi thi công hoàn tất.

Kiểm tra – nghiệm thu toàn hệ thống

Nên sử dụng đồng hồ đo điện trở cách điện để kiểm tra thông mạch tất cả các dây dẫn, cần phải đảm bảo tính an toàn của hệ thống và tính mỹ thuật.

Vận hành hệ thống:

– Đóng điện toàn bộ hệ thống theo từng cấp và ở chế độ không tải.

– Sau đó, cho hệ thống hoạt động ở chế độ có tải: Lưu ý cần đóng điện cho tải cũng theo từng cấp.

Chỉnh sửa những lỗi kỹ thuật (nếu có) trong quá trình thi công.

Vệ sinh lại toàn bộ hệ thống sau khi đã thi công xong.

Mời các cơ quan kiểm định nhà nước đến đo đạc và kiểm tra lại sự phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia để nhận giấp phép đóng điện vào điện lưới.

Nghiệm thu hệ thống, bàn giao cho chủ đầu tư.

Khi thi công hệ thống điện cho những công trình lớn cần phải theo quy trình nhất định và đòi hỏi nhà thầu phải có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm. Biện pháp thi công hệ thống điện càng đầy đủ thì càng chứng minh được năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

Đối với những nhà thầu thi công cơ điện chuyên nghiệp, quá trình thi công đều được thuyết minh và báo cáo cụ thể trong quá trình làm việc nhằm minh bạch cho chủ đầu tư cũng như dễ dàng quản lý tiến độ thi công toàn bộ hệ thống điện.

QUY TRÌNH HỢP TÁC THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

  1. KHẢO SÁT

Khảo sát hiện trạng công trình là bước cơ bản nhất trong vấn đề thiết kế thi công một hệ thống điện công nghiệp.

Sau khi Chủ đầu tư đưa ra các yêu cầu thiết kế cần thiết, công ty chúng tôi sẽ tiến hành ngay các bước cần thiết sơ khởi.

Bắt đầu từ việc đo đạc chính xác trên thực tế kết hợp với kích thước của các bản vẽ và sơ đồ hiện tại trên mặt bằng của chủ đầu tư. Từ đó có thể dựng nên một bản thiết kế phác thảo sơ lược những việc cần phải làm như khu vực Trạm Biến Áp Trung Thế, Hệ Thống Tủ Điện Chính, Hệ Thống Tủ Điện Phân Phối, Liên hệ với Điện lực khu vực để tiến hành thương thảo các hợp đồng cung cấp Điện dùng cho sản xuất….

  1. THIẾT KẾ

Các công đoạn thiết kế bản vẽ trên máy tính rất đa dạng và có độ chi tiết cao, công ty sử dụng các phần mềm bản quyền thế hệ mới để được hỗ trợ tuyệt đối từ nhà sản xuất để tối ưu hóa và có được sự chính xác cũng như ổn định đến từng thành phần nhỏ nhất.

Các bản vẽ thông thường sẽ bao gồm layout Trạm Biến Áp Trung Hạ Thế, Tủ Phân Phối, layout hệ thống cáp điện phân phối, hệ thống đèn, hệ thống thông gió, hệ thống tín hiệu, mạng nội bộ, mạng thông tin truyền thông, ….

  1. ĐIỀU CHỈNH

Sau khi chủ đầu tư xem các bản thiết kế hệ thống điện đầu tiên sẽ đến phần điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu chuyên sâu chi tiết cũng như những thay đổi về thiết kế hoặc sắp đặt máy móc trang thiết bị của nhà đầu tư.

Việc điều chỉnh và tư vấn ở giai đoạn này là điều hết sức quan trọng. Sự phối hợp chính xác giữa 2 bên để đạt được sự thống nhất chung là cần thiết.

Công ty chúng tôi luôn sâu sát và tận tâm ở giai đoạn này. Mong muốn sự phù hợp, tối ưu cũng như tiết kiệm chi phí nhất cho nhà đầu tư.

  1. BÁO GIÁ

Sau khi cả 2 bên thống nhất thiết kế chung, công ty chúng tôi sẽ gửi đến quý khách hàng bảng báo giá tổng thể và chi tiết nhất cho các hạng mục công trình.

Báo giá chi phí vật tư và công lắp đặt một cách cụ thể nhất, tiết kiệm chi phí nhất với một hệ thống điện công nghiệp hợp chuẩn và chất lượng nhất, an tâm vận hành sản xuất bền bỉ lâu dài.

  1. HỢP ĐỒNG

Sau khi thống nhất về giá cả thiết kế và thi công hệ thống điện cho tất cả hạng mục công trình.

Cả hai bên chủ đầu tư và nhà thầu là công ty chúng tôi sẽ tiến hành ký kết hợp đồng để tiến hành việc xây dựng, lắp đặt và hoàn thiện một hệ thống điện ổn định cho việc sản xuất kinh doanh của quý khách hàng.

Hợp tác tốt luôn mang lại thành công trong mọi mặt.

  1. THI CÔNG HOÀN THIỆN

Quá trình thi công và hoàn thiện với sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên trong việc kiểm tra và giám sát chất lượng công trình.

Từ khâu nhập vật tư linh kiện và các thiết bị điện đều có sự kiểm tra kỹ lưỡng của nhà thầu cũng như các biên bản xác nhận chất lượng, đúng nhãn hiệu, mã sản phẩm…. từ Chủ đầu tư.

Đến việc giám sát liên tục và thường xuyên khi lắp đặt để đảm bảo tính ổn định và hợp chuẩn thi công điện theo quy định cũng như các yêu cầu của Nhà đầu tư.

Các giai đoạn hoàn thiện với các hạng mục quan trọng như đấu nối trung thế, vận hành ổn định Tủ chính phân phối, kiểm tra máy biến áp, máy phát điện công nghiệp vận hành có ổn định không khi điện lưới cắt đột ngột… tất cả đều chi tiết và nghiêm ngặt, để giữ UY TÍN cũng như tạo sự AN TÂM tuyệt đối cho quý khách hàng.

Công trình đều được Bảo trì và Bảo hành chu đáo, đáp ứng các yêu cầu trong việc vận hành ổn định hệ thống điện sản xuất của Chủ đầu tư.

Khi cần thi công các hạn mục:

Hệ thống điện động lực

  • Hệ thống phân phối điện hạ thế.
  • Hệ thống máy phát, tủ bảng điện, biến thế,..
  • Hệ thống điện chiếu sáng.
  • Hệ thống chống sét.